Home » , , , , » Nhật ký mang thai - Tháng thứ 2 - Tuần thứ 5

Nhật ký mang thai - Tháng thứ 2 - Tuần thứ 5

Written By Unknown on Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013 | 22:56

Nhật ký mang thaiTrong tuần này, bé bắt đầu hình thành chiếc mũi, miệng và đôi tai xinh yêu; còn mẹ của bé thì bắt đầu có tâm trạng thất thường một cách… hoàn toàn bình thường. Hãy cùng tìm hiểu để có sự chuẩn bị thật tốt cho những tháng sắp tới nhé!

Nhật ký mang thai - Tháng thứ 2 - Tuần thứ 5
Nhật ký mang thai - Tháng thứ 2 - Tuần thứ 5

Em bé phát triển như thế nào?

- Trong tuần này bắt đầu thành hình chiếc mũi, chiếc miệng và đôi tai xinh yêu mà mẹ sẽ muốn hôn suốt sau 8 tháng nữa. Nếu có thể nhìn được vào tử cung mình, mẹ sẽ thấy một cái đầu to quá khổ cùng những điểm tối – chính là vị trí mà mắt và mũi bé đang hình thành. 

- Đôi tai mới nhú của bé lúc này được đánh dấu bởi những điểm lõm nhỏ hai bên đầu; tay và chân của bé cũng đang nhô ra. 

- Tim bé đang đập khoảng 100-160 nhịp/ phút – nhanh gần gấp đôi so với mẹ – và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé. Ruột của bé đang phát triển, các búp mô sẽ phát triển thành phổi đã xuất hiện, tuyến yên đang hình thành, phần còn lại của não bộ, cơ bắp và xương bé cũng vậy. Lúc này, bé dài khoảng 6mm.

Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?

Mẹ có thể thấy mình hơi thất thường về tâm trạng – vui đó rồi buồn đó. Điều đáng nói ở đây là những biến động này hoàn toàn bình thường (dù cho bạn là người kiểm soát cảm xúc rất tốt). Tính khí thất thường khi mang thai phần nào do sự biến đổi nội tiết tố. Nhưng gạt chuyện nội tiết qua một bên đi, chẳng phải cuộc sống của mẹ đang có một bước ngoặt lớn đó sao – ai mà không biết điều đó cơ chứ?

Máu thấm khố (điểm máu thấm vào quần lót hay giấy vệ sinh sau khi tiểu tiện) hoặc ra máu khá phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ, được ghi nhận ở khoảng ¼ số thai phụ. Hiện tượng này có thể xảy ra trong một thai kỳ bình thường nhưng đôi khi lại có thể là dấu hiệu đầu tiên của sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu bạn thấy hiện tượng, hãy báo với bác sĩ để theo sát tình hình.

>> Bạn có thể xem thêm bài tổng hợp: " nhạc dành cho bà bầu , sức khỏe sinh sản , sức khỏe và đời sống"

Một cặp sinh đôi ư?

Mang song thai thường có tính di truyền, và mẹ dễ mang đa thai hơn nếu sử dụng các phương pháp hỗ trợ và điều trị sinh sản (thụ tinh nhân tạo). Nói như vậy nhưng bất kỳ phụ nữ nào cũng đều có thể có nhiều hơn một em bé trong một lần mang thai. Mẹ cũng có thể nằm trong số đó chứ.

Tỷ lệ mang song thai

- Nhìn chung, có khoảng 1/31 (khoảng > 3%) số ca mang thai là mang thai đôi. Nhưng trong đó, nếu thụ thai tự nhiên thì khả năng mẹ mang thai song sinh thấp hơn nhiều – chỉ khoảng 1/89 ca. Tỷ lệ mang thai sinh ba trở lên còn thấp hơn – 1/565 ca.

- Các cặp song sinh cùng trứng và giống hệt nhau còn hiếm hơn. Cơ hội mang thaisong sinh cùng trứng chỉ vào khoảng 1/250.

- Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mang song thai khác trứng hoặc đa thai, ví dụ như phương pháp hỗ trợ sinh sản. Trung bình, khoảng 20-25% số phụ nữ sử dụng thuốc hỗ trợ thụ thai hoặc thụ tinh trong ống nghiệm có thể mang thai nhiều hơn một bé.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cơ hội mang song thai khác trứng:

- Một khi đã có một cặp sinh đôi khác trứng, mẹ có gấp đôi khả năng có thêm một cặp sinh đôi khác trứng nữa trong tương lai.

- Mang song thai khác trứng có tính di truyền, nên nếu mẹ có anh chị em song sinh hoặc trong gia đình từng có cặp song sinh, mẹ có thể dễ mang thai đôi hơn. Tuy vậy lịch sử mang thai của gia đình bên cha lại không ảnh hưởng đến tỷ lệ mang song thai.

- Tuổi của mẹ càng lớn thì khả năng mang song và đa thai càng cao, điều này có lẽ do sự thay đổi nội tiết của phụ nữ theo thời gian.

- Phụ nữ gốc Á có tỷ lệ mang song thai khác trứng thấp hơn các chủng tộc khác.

- Mẹ mang thai nhiều lần thì những lần sau khả năng mang thai đôi càng cao.

- Những phụ nữ cao lớn có khả năng mang thai đôi cao hơn phụ nữ thấp bé.

Khi nào mẹ biết mình đang có một cặp song sinh?

Phụ nữ thường sẽ phát hiện ra mình đang có nhiều hơn một em bé trong bụng khi siêu âm trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nếu thực hiện xét nghiệm sàng lọc di truyền trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn sẽ được siêu âm trong khoảng tuần 11 và 13. Nếu mang thai nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản, bạn sẽ được siêu âm sớm hơn, thường là trong 8 tuần đầu, để kiểm tra số phôi được cấy vào.

Bác sĩ cũng sẽ đề nghị siêu âm nếu nhận thấy tử cung của mẹ lớn hơn so với trung bình tại tuần thai hiện tại. Kết quả siêu âm thường cho biết chính xác mẹ đang mang bao nhiêu bé sau 6-8 tuần, dù vậy, nếu mẹ mang thai càng nhiều bé thì rất có thể hình ảnh siêu âm sẽ thể hiện không đủ số bé.

Share this article :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Khuôn làm giò thủ


 
Support : Your Link | Your Link | Your Link
Copyright © 2013. Nhật Ký Mang Thai - All Rights Reserved
Phát triển bởi Nguyễn Hòa - Ngân Anh
Nguồn cấp: HÒA LONG GROUP